Quá trình phát triển kiến trúc dân gian tại nam kỳ

            Nhà cửa vùng Nam Kỳ trải qua một quá trình phát triển dài, mà mỗi thời kỳ đều thể hiện tính lịch sử và đặc trưng văn hóa của vùng.

Từ thuở những người khai hoang đầu tiên xuất hiện tại vùng đất, họ xây những căn nhà tạm bợ gọi là "nhà đá", "nhà đạp" mà ngày nay vẫn còn thấy nhiều ở những vùng hẻo lánh tại miền đồng bằng. Đá, đạp ở đây chỉ hành động. Vì cuộc sống phiêu lưu tạm bợ, họ dễ dàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, lại không đầy đủ vật tư xây dựng nên xây nhà lá đơn sơ, cột kèo bện bằng dây, vách có khi để hở, không có cửa vì cũng chẳng có đồ đạc gì quý giá. Khi cần phải dọn đi, chỉ cần đá, đạp một cái là trả ngôi nhà lại với tự nhiên.

Đến ngày nay nhà lá dừa nước vẫn còn phổ biến tại miền Nam, hình thành nhiều làng nghề chầm lá cung cấp nguyên liệu lợp nhà. Loại hình này thân thiện với môi trường, sử dụng vật liệu bản địa có sẵn nên mang tính địa phương cao độ. Nhà lá cách nhiệt tốt, tuy đơn sơ mà thoải mái. Thường nhà không tráng gạch mà để nền đất nện. Người xưa quen đi chân đất, vừa mát chân vừa tuân theo quan niệm âm dương hài hòa (người mang tính dương, đất mang tính âm). Đi lâu ngày đất lên vảy rồng (nền đất nhô lên thành từng ụ, láng mượt), người có tuổi thường nói nhà vảy rồng gia chủ mau khá giả. Tuy không có căn cứ nhưng ngẫm lại, thấy đúng là tính cách người Nam Kỳ lạc quan, vui vẻ là vậy.

Là cư dân mới tới tại một vùng đất không phải vắng bóng người, người Việt trong tâm thế người khẩn hoang vốn lại dễ dàng dung nhập cái mới, đã tiếp biến nhiều ảnh hưởng của người Khmer. Truyền thống kiến trúc của người Việt thường khai thác không gian theo phương ngang, điều đó được tiếp nối ở những vùng đất cao ráo, thuận lợi. Khi đi sâu hơn vào vùng đất ngập nước định kỳ, cư dân cần phải đối phó với mùa nước nổi, đòi hỏi phải tổ chức không gian theo phương thẳng đứng. Hình thức nhà sàn đã được học tập, cải biến. Vì cột ngập nước qua thời gian dễ hư hoại nên cột sàn và cột nhà làm rời ra để dễ thay thế. Cột hình vuông để tránh động vật có hại bò vào nhà. Sau này, dù nhiều nơi không còn ngập nữa nhưng vẫn xây nhà sàn do nhà mát mẻ, sạch sẽ, tiện dụng. Thậm chí nhà bê tông theo lối Pháp cũng xây sàn cao. Những trang trí gỗ chạm bóng (chạm thủng) với hình khối tối giản, màu sắc tươi sáng, trong trẻo làm nên đặc trưng kiến trúc của tiểu vùng.

Ở những nơi đất giồng, đất cù lao cao ráo thì làm nhà nền đất nện, nơi ngập sâu thì xây nhà sàn, còn loại hình thứ ba là tổng hòa của hai loại trên: nhà nửa sàn nửa đất. Loại nhà này xuất hiện ở ven bờ sông nơi không có đủ mặt bằng. Một nửa nhà xây trên bờ sông hướng ra đường lộ, trang trí chăm chút hơn làm thành mặt chính của căn nhà, kèm theo chức năng buôn bán trên lộ. Nửa sau nhà xây trên sàn nối dài ra sông, có cầu nối xuống bến sông lấy nước, chỗ đậu ghe thuyền và trao đổi với cư dân thương hồ trên sông nước. Phần sau này thường được bố trí làm chỗ sinh hoạt thường xuyên của gia đình. Những căn nhà nửa sàn, nửa đất nối tiếp nhau ven bờ sông rạch làm thành cảnh quan Mekong đặc trưng.

Ở buổi đầu cuộc khẩn hoang, nông dân nghèo khó từ miền Trung vào chỉ đủ sức khai phá từng khoảnh đất nhỏ, năng suất không cao, thường xuyên bị động vật cắn phá do phân tán nhỏ lẻ. Những người có sẵn vật lực từ miền Trung, lại có thêm đầu óc tổ chức, dễ dàng điều khiển cuộc khẩn hoang ở quy mô lớn. Sau khi trở nên dư dả, họ mới rước thợ từ miền Trung vào thực hiện trang trí tỉ mỉ, công phu. Ở miền Đông có sẵn nguồn cung gỗ chất lượng cao từ những cánh rừng già, còn miền Tây phải mua gỗ từ Campuchia rồi bè đường sông qua. Để xây một ngôi nhà người ta phải nuôi ăn ở đoàn thợ nhiều năm trời. Thời kỳ này các họa tiết còn mang nguyên bản như từ miền Trung, đậm tính ước lệ và quy chuẩn.

Dần dần, những họa tiết mới sinh ra từ môi trường tự nhiên - văn hóa địa phương được tích hợp bên cạnh những đồ án truyền thống. Thấy có sự xuất hiện của những con chuột leo dây bí, những con cua cá tôm, cây bèo cây rong dung dị từ đồng quê lên khung chạm sang trọng. Hệ động thực vật bản địa lần đầu tiên xuất hiện bên cạnh những motif cổ điển. Nhà gỗ Nam Kỳ bắt đầu có dấu ấn của riêng mình.

Sau khi người Pháp thiết lập quyền hành chính tại Đông Dương, xứ Nam Kỳ vì là thuộc địa, lại là nơi đầu tiên người Pháp chiếm chủ quyền nên đón nhận ảnh hưởng Pháp nhiều nhất và lâu đời nhất. Những nhà giàu có, quyền quý, những nơi công cộng như đình, chùa mới tiếp nhận thêm mặt tiền châu Âu, thường thấy nhất là những chi tiết trang trí Baroque bên cạnh những thức cột cổ điển Hy La. Cái độc đáo của "nhà Tây" thời kỳ này là tuy bên ngoài mang hơi hướm châu Âu nhưng bên trong vẫn là nhà rường truyền thống, bày biện thờ cúng trong nhà cũng theo lối xưa, gọi là "nội ứng ngoại hợp". Lại thêm nữa, từ những thức cột, kiểu dáng có sẵn từ châu Âu, người thợ mới pha trộn thêm những ảnh hưởng Việt - Hoa - Khmer, hình thành nên những kiến trúc độc đáo. Nhà Tây mà đậm chất bản địa, làm nên cái riêng của nền kiến trúc Nam Kỳ.

Ở thời kỳ Art Deco và Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism), nhà Nam Kỳ cũng tích hợp thêm những trào lưu tân thời đang thịnh hành trên thế giới. Mặt tiền xây dựng theo phong cách giản lược, hiện đại, sử dụng những chất liệu mới như đá rửa, tường sơn gai. Nhà đá rửa theo phong cách Hiện đại với những biến đổi tiếp cận với văn hóa bản địa trong trang trí là đặc trưng của những thập niên 1960-70-80. Nhiều gia đình vẫn giữ lối bố trí nhà chữ đinh truyền thống khi xây cất công trình mới, tạo ra nét riêng biệt cho Art Deco và Chủ nghĩa Hiện đại tại Việt Nam so với thế giới.

Như vậy, tuy với một lịch sử ngắn ngủi, kiến trúc Nam Kỳ đã trải qua những biến đổi phong phú và năng động. Tính cách con người thiên về cởi mở, dễ dung nhập đã tạo điều kiện cho kiến trúc hình thành những phong cách hòa trộn độc đáo, mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa, nhiều thời kỳ lịch sử. Bất cứ thời nào, kiến trúc Nam Kỳ cũng tạo được một phong cách riêng biệt mà ngày nay đã biến vùng đất trở thành một bảo tàng kiến trúc với vô số di sản quý giá.

(Xin mời click vào từng hình để xem chú thích)

---------------------------

THE EVOLUTION OF ARCHITECTURE IN SOUTH VIETNAM

Houses in South Vietnam evolved during a long course of history. Each phase shows its distinct historical and cultural characteristics of the region.

When the first immigrants settled in the land, they built temporary houses which were called "nhà đá", "nhà đạp" (nhà means houses, đá, đạp are verbs which mean to kick). Those similiar cottages can still be found in isolated areas of the delta. Since they lived a nomad life, they tended to wander around a lot, worsened by the lack of building materials, therefore their houses were temporarily constructed from available wood and leaves. Walls and doors were absent since they had no valuable belongings. When wanting to move, they just gave their houses a kick to return them to nature.

Until now palm-leaf houses are still common in the South. This kind of settling is friendly to the environment, and since local available materials are used, it is characteristic of native ecology. The leaves make the house well heat-roofed. The floor is usually not covered but made from pressed soil. People of the past loved to walk barefeet and they believed such connection with nature to be healthy.

As new settlers in an already inhabited land, and as immigrants with open mind, the Vietnamese learned from the Khmer a lot. In Vietnamese architectural tradition, houses are expanded horizontal, which mean they are large but not tall. This is practiced in dry part of the delta. When moving into the lands annually covered in water, they learned to constructed their houses vertically. Houses on stilts make it possible to live during the time water flows from upstream Mekong and soaks everything in a vast lake. Stilts and pillars are built apart so rotten stilts could be easily replaced. They are square to avoid harmful animals from climbing up. Later, many parts do not have flood anymore but this type of houses is still favored because of its good ventilation, even Westernized houses adopted stilts.

In higher lands that are not anually under water, houses are erected on pressed soil floors. In floody areas, they are on stilts. There is a third form that is a mixture of both: half on land, half on stilts. Thoses houses are built along the river banks where space is limited. The first half on land is better decorated and faces a road. The part on water has stairs so exchange can be made with people on boats, and families spend most of their time here. Such architecture is a typical landscape of Mekong delta.

During the first phase of the Southward settlement, poor farmers from Central Vietnam could only cultivate on small scattered spots, therefore their productivity was low and their crops usually fell prey to pests. Those who already had wealth from their hometowns, and with their well-organized minds, fruitfully led people to settle and cultivate, became founders of newly established villagrs and enjoyed great success and wealth. Later, they hired carpenters from Central Vietnam to stay and work for years, with all expenditure included. At this period ornaments followed strict rules from Vietnamese traditional arts.

Gradually, new motifs were born from interaction with native ecologies. Field mice on melon vines, crabs, shrimps, fish and aquatic plants from the fields joined the classy traditional decorations. Cochinchina architecture started to have its own distinction.

After the French established their sovereignty in Indochina, Cochinchina - as a colony that followed French law system and as the French's earlies settlement, absorbed French influences to the highest extent. Wealthy families, temples and pagodas started to build fabulous Western facades around their wooden houses, the most favored was Baroque pediments with Greek orders. The uniqueness of this era is that exotic elements are intergrated with traditional ones, with Vietnamese, Chinese and Khmer styles, giving birth to the well aclaimed Cochinchina style that is a mixture of the West and the East.

When Art Deco and Modernism were popular worldwide, Cochinchina adopted the styles in its own fashion: again, mix them with the vintage. Houses are built in a minimal fashion with solid surface on the walls, and adorned with simplistic but cultural geometric decorations. Traditional structures (one such was đinh house - two houses are placed in the shape of character) were infiltrated with modern features, securing Vietnamese Art Deco and Modernism as a unique sub-style.

In summary, although the history of Cochinchina was short in comparison to Vietnam history (300 years vs 4000 years), its architecture has gone through a diversed and dynamic transformation. People in the region are open to changes, and this character has made it an ideal place for architectural experiments where the old and the new are intergrated, showing colorful cultural and historical distinctions. At any time, Cochinchina always show its own uniqueness and now has become an en plein air architecture museum with numerous heritages.

Đăng nhận xét